Diễn xuất, kịch bản, quay phim…sẽ là công cốc nếu màu phim được sử dụng hiện lên một cách…chán òm. Chúng ta là những sinh vật trực quan, quan sát và cảm nhận mọi thứ bằng thị giác trước tiên. Cho nên, thứ đầu tiên về phim ảnh trở nên ấn tượng với chúng ta là hình ảnh và màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc làm nên một bộ phim đẹp về thẩm mỹ.

Nên chúng ta có những đạo diễn sau đây là những cao thủ dùng màu. Kết quả là chúng ta có những khung hình điện ảnh đẹp đến mức khi người xem chụp lấy bất cứ khung hình nào vẫn có được tấm hình làm bạn cảm thấy bản thân như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Cách phối màu tam sắc của huyền thoại Godard
Cách phối màu tam sắc của huyền thoại Godard

Điện ảnh ngày nay ưa chuộng các bảng màu đơn sắc, đặc biệt, việc sử dụng các sắc thái xanh lam và cam ngày nay đã trở thành một thứ gì đó rập khuôn về mặt hình ảnh (dù chúng có chất lượng điện ảnh rất lớn). Việc sử dụng các lựa chọn màu bộ ba gần như không phổ biến như các cách phối màu nói trên. Đến nay, tam sắc là bảng màu được xem là cổ điển.

Một trong những người đầu tiên biến bảng màu tam sắc thành thương hiệu của riêng mình là đạo diễn người Pháp và người tiên phong trong Làn sóng điện ảnh mới của Pháp, Jean-Luc Godard. Bộ phim Pierrot Le Fou năm 1965 của ông là một ví dụ điển hình về việc sử dụng màu sắc theo ba giai đoạn và là bằng chứng cho giá trị thẩm mỹ và ngữ nghĩa của nó.

Điều thú vị về cách sử dụng màu sắc của Godard là cách ông quản lý nó, để tách biệt các thuộc tính của câu chuyện với môi trường xung quanh. Những bức tường màu be, đường phố xám xịt và bầu trời ẩm ướt. Nhưng kết hợp với một số sắc màu bão hòa, chúng tạo môi trường thúc đẩy nhân vật và đạo cụ thổi sức sống vào khung hình.

Cách phối màu như tranh màu nước của Akira Kurosawa trong Ran
Cách phối màu như tranh màu nước của Akira Kurosawa trong Ran

8. Akira Kurosawa

Trong những năm 60, đạo diễn người Nhật Akira Kurosawa đã làm hơn 24 bộ phim trắng đen, cho đến khi 4 phim cuối của ông. Nhà làm phim trước đây xuất thân từ hội họa, ông học hỏi để trở thành một họa sĩ và kiến thức màu sắc đã trải đường cho cách dùng màu độc đáo và nổi bật ngay từ cảnh đầu tiên của ông.

Kurosawa nhận thức rõ về khả năng linh hoạt của màu sắc để phục vụ câu chuyện. Ông sử dụng chúng để tách các nhân vật ra khỏi nhau hoặc để thiết lập mối quan hệ giữa họ, thậm chí là thể hiện những ẩn ý.

Từ bảng màu thét lên “độc hại” ông sử dụng cho Dodes’ka-Den (1970) để mô tả và nhấn nhá cho cuộc sống khổ cực trong khu ổ chuột, cho đến sắc đỏ và vàng cơ bản ánh lên sự căng thẳng trong Ran (1985), Kurosawa như có cách đột phá không ngờ đến được khi sử dụng màu cho phim ảnh.

Sắc đỏ ưa thích trong phim của Trương Nghệ Mưu - Anh Hùng (2001)
Sắc đỏ ưa thích trong phim của Trương Nghệ Mưu – Anh Hùng (2001)

7. Trương Nghệ Mưu

Nói đến màu sắc, không nền điện ảnh nào lộng lẫy bằng nền điện ảnh châu Á. Chúng ta là những người yêu thích màu sắc hơn bất cứ khán giả nào và khi làm phim, tình yêu đó thể hiện. Trương Nghệ Mưu đã trở thành một đạo diễn biểu tượng của điện ảnh Á Đông và bảng màu của ông là không thể rời mắt.

Xem thêm  Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối - Phim điện ảnh kỷ niệm 50 năm hoà bình thống nhất đất nước

Đặc sắc nhất, đáng chú ý nhất và hét lên phong cách Trương Nghệ Mưu nhất là màu đỏ. Ông sử dụng rất nhiều màu đỏ cho những dự án của mình. Và nếu một sự vật nào đó trong phim ông có màu đỏ, chúng là những biểu tượng đầy ý nghĩa cho phim. Ví như chiếc lồng đèn đỏ trong Raise the Red Lantern (Đèn Lồng Đỏ Treo Cao), đỏ là thứ màu sắc bao gồm cả ham muốn, tham vọng, hiểm nguy rình rập và bi kịch vào hết một lượt.

Màu đỏ nhiều lớp ý nghĩa trong Đèn Lồng Đỏ Treo Cao
Màu đỏ nhiều lớp ý nghĩa trong Đèn Lồng Đỏ Treo Cao

Không dừng lại ở đó, Anh Hùng (2002), bộ phim võ hiệp kinh điển của Trương Nghệ Mưu sử dụng đỏ, xanh lá, xanh dương và trắng để kể 4 phần của phim, diễn giải nhân vật, phân tầng ý nghĩa một cách trọn vẹn và ấn tượng. Điều hiếm thấy ở bộ phim này là ông sử dụng cách tiếp cận đơn sắc.

Mỗi một mảng màu thống trị các khung hình mỗi khi xuất hiện và không có chỗ cho tương phản – cách thức thường được các nhà làm phim ưa chuộng. Anh Hùng đã cho thấy Trương Nghệ Mưu đang ở tầm với nào so với các nhà làm phim cùng thời.

Một khung hình đẹp như tranh sơn dầu trong Tâm Trạng Khi Yêu
Một khung hình đẹp như tranh sơn dầu trong Tâm Trạng Khi Yêu

6. Vương Gia Vệ

Nhắc đến Vương Gia Vệ là nhắc đến những khung hình như hút khán giả vào chiều không gian ông tạo ra bằng máy quay của mình. Ông không thích sự đơn sắc mà thích sự kết hợp của các mảng màu. Nói không ngoa khi nhận định phim của Vương Gia Vệ là một tác phẩm hội họa.

Kỹ thuật làm phim của ông bị chi phối bởi các bảng màu đơn sắc và tông màu tương phản sâu, nâng cao hiệu ứng hình ảnh và cảm xúc của màu chủ đạo. Trong tay Vương Gia Vệ, màu sắc trở thành công cụ tạo nên sự thân mật giữa các nhân vật, môi trường và khán giả. Hãy nhìn Tâm Trạng Khi Yêu là thấy.

Có thể là một trong những bộ phim thân mật, gợi cảm nhất từng được tạo ra, bên cạnh câu chuyện cảm động của đôi tình nhân, đặc biệt là việc sử dụng gam màu đỏ tạo cảm giác như đang ở trong những căn hộ ngột ngạt của Hồng Kông những năm 1960 cũng như của các nhân vật chính, phần hình ảnh của phim như bộ sưu tập của hàng nghìn bức tranh vẽ mang hơi thở của thời Phục Hưng – thời điểm mà hội họa như nâng niu ánh nhìn của con người như tình nhân.

Pedro Almodóvar chăm chút cho màu sắc trong các phim của ông đến hoàn hảo
Pedro Almodóvar chăm chút cho màu sắc trong các phim của ông đến hoàn hảo

5. Pedro Almodóvar

Hãy để Pedro Almodóvar gợi nhắc điện ảnh Tây Ban Nha cũng đậm đà như Hollywood. Bên cạnh việc mang đến cho thế giới điện ảnh một số nhân vật nữ được tạo hình đẹp nhất, nhà văn kiêm đạo diễn người Tây Ban Nha Pedro Almodóvar còn nổi tiếng với những bộ phim đầy màu sắc. Sự kết hợp giữa các bộ môn nghệ thuật đại chúng, thiết kế hậu kỳ hiện đại và nghệ thuật chịu ảnh hưởng từ Baroque đã tạo nên phương tiện hoàn hảo cho việc sử dụng màu sắc mở rộng của ông.

Xem thêm  Tất tần tật về Hành Tinh Khỉ

Đối với ông, màu sắc phải phục vụ cho câu chuyện và đặc biệt là các nhân vật trong đó. Các đồ vật xung quanh nhân vật chính xác định họ một cách tinh tế và màu sắc cũng vậy. Người ta không cần phải phân tích toàn bộ tác phẩm của đạo diễn để thấy được sự tập trung của ông vào các nhân vật phức tạp và cốt truyện xoắn xuýt. Tính thẩm mỹ nhiều màu sắc hoạt động như một bản đối chiếu hình ảnh hoàn hảo.

Khung hình luôn đậm chất tương phản giữa màu sắc là đặc trưng của Refn
Khung hình luôn đậm chất tương phản giữa màu sắc là đặc trưng của Refn

4. Nicolas Winding Refn

Thật là trớ trêu là một trong những bộ phim hành động đẹp nhất từng được làm – Drive (2011) – đến từ một đạo diễn bị mù màu là Nicolas Winding Refn. Nhà làm phim Đan Mạch từng bộc bạch vì thế mà phim của ông vô cùng tương phản.

Phong cách neo-noir được cách điệu trong Drive, khung cảnh đen tối của Valhalla Rising hoặc bức tranh siêu thực về kẻ tâm thần Charles Bronson trong Bronson là bằng chứng cho cách làm phim của Refn. Không chỉ tương phản trong việc dụng màu, ngay cả những chủ đề ông tiếp cận cũng được thể hiện tương phản như vậy, làm nên một chuỗi thống nhất trong cho các bộ phim của ông.

David Lynch rất mát tay khi nói đến màu sắc
David Lynch rất mát tay khi nói đến màu sắc

3. David Lynch

Không cần phải nói đến sự thiên tài David Lynch thể hiện trong các bộ phim của mình, chúng là những nỗi ám ánh đẹp đẻ. Ông diễn giải những góc tối sâu thẳm nhất của con người bằng những bộ phim kinh dị siêu thực như Blue Velvet (1986), Lost Highway (1997) hay kiệt tác Mulholland Drive (2001). Việc sử dụng màu sắc của ông luôn phục vụ cho câu chuyện trong phim. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì đạo diễn có xuất thân là một nghệ sĩ thị giác.

Có rất nhiều ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng màu sắc của Lynch, nhưng cảnh mở đầu của Blue Velvet là lựa chọn hàng đầu. Một hàng rào trắng mới sơn với bầu trời xanh phía sau và những bông hồng đỏ phía trước. Những gì trông giống như một bức tranh được lựa chọn kỹ lưỡng với mục đích đơn giản là trông đẹp mắt sẽ mang lại nhiều nội dung hơn, chỉ đơn giản bằng cách lựa chọn màu sắc của nó.

Ngay cả phim đen trắng đầu tay Eraserhead của anh cũng làm được điều đó. Tông màu tối và sần sùi hoàn toàn phù hợp với câu chuyện mơ hồ và môi trường cụ thể của nước Mỹ công nghiệp hóa tàn bạo.

Bảng màu ma mị của Kubrick trong A Spavce Odyssey
Bảng màu ma mị của Kubrick trong A Spavce Odyssey

2. Stanley Kubrick

Nổi tiếng là một đạo diễn cầu toàn, Kubrick sở hữu con mắt dùng màu sắc hiếm ai có thể sánh bằng. Điều tuyệt vời là ông nhìn nhận sức mạnh của màu sắc sau khi xem một vài phim trắng đen. Và 2001: A Space Odyssey (1968) đã chứng minh tầm vóc của vị đạo diễn.

Kubrick biết rằng màu sắc có khả năng tự kể một câu chuyện và có thể vượt trội hơn mục đích đơn giản là tạo phong cách. Về điều đó, kiệt tác Eyes Wide Shut năm 1999 của ông xứng đáng được nhắc đến khi nói đến việc sử dụng màu sắc. Bị chi phối bởi sắc đỏ và xanh, câu chuyện của phim liên tục được hỗ trợ bởi bảng màu ẩn dụ của Kubrick và đưa ra những gợi ý tường thuật cũng như kéo người xem vào vũ trụ của bộ phim.

Xem thêm  Quỷ Ám Tín Đồ - Thương hiệu kinh dị 50 năm tuổi này có gì đặc biệt?

Một cảnh trong The Grand Budapest Hotel nhìn là thấy mê
Một cảnh trong The Grand Budapest Hotel nhìn là thấy mê

1. Wes Anderson

Wes Anderson là kiểu đạo diễn đó đấy! Là đạo diễn mà nhìn vào phim và màu sắc là biết ngay người đó là ai. Dấu ấn sắc màu của Wes Anderson là một dấu ấn khó phai và nổi bật nhất trong điện ảnh. Việc sử dụng tính đối xứng, bối cảnh ấn tượng và dàn diễn viên bao gồm những tên tuổi lớn nói lên cái “goute” độc đáo của Anderson. Nhưng đặc điểm có thể nổi bật nhất vẫn là cách sử dụng màu sắc đặc biệt ông sở hữu.

Tất cả 12 bộ phim của ông – cả phim dài và phim ngắn – đều tuyên truyền về hình ảnh thương hiệu của ông. Chúng hoạt động như một sự pha trộn tuyệt vời giữa hoài niệm và câu chuyện cổ tích hiện đại, chủ nghĩa hoàn hảo đơn sắc lên ngôi bên trong một vũ trụ kỳ diệu rất riêng tồn tại song song với thế giới đang bao trùm lấy khán giả.

Moonrise Kingdom (2012) - Wes Anderson đạo diễn
Moonrise Kingdom (2012) – Wes Anderson đạo diễn

Anderson biết cách mang lại sức sống cho khung cảnh hoặc nhân vật của mình chỉ bằng cách sử dụng màu sắc. Trong thành công năm 2014 của ông, The Grand Budapest Hotel (Khách Sạn Đế Vương), việc sử dụng màu hồng nhạt đã khiến chính khách sạn trở thành một nhân vật, thay vì chỉ là bối cảnh. Màu sắc của Anderson vừa đẹp mắt vừa có tính ứng dụng cao, khiến ông trở thành bậc thầy trong nghề của mình. Hãy kiểm chứng bằng những bộ phim của ông là thấy. Nhìn là thấy thu hút và say mê.

Và nếu bạn để ý, những khung hình của Wes Anderson nếu được “chụp” lại, hình ảnh sắc nét và nổi bật đến mức nó sẽ thuyết phục bạn rằng bạn thật sự có tài năng nhiếp ảnh hoặc hội họa bậc thầy đến mức khó tin.

Đừng quên theo dõi reviewphim.biz để mua vé xem phim dễ dàng và theo dõi đầy đủ lịch chiếu phim, không bỏ lỡ các bộ phim hay nhé. Tại đây, bạn còn được đọc những bài review công tâm để làm hành trình xem phim không còn trắc trở nữa.

Phong cách hình ảnh trong các bộ phim của Wes Anderson

Phong cách hình ảnh trong các bộ phim của Wes Anderson

Trước khi đến với The French Dispatch, hãy cùng tìm hiểu về phong cách hình ảnh đặc trưng được thể hiện trong phim của Wes Anderson.

Review Dương Quang Phổ Chiếu (A Sun)

Review Dương Quang Phổ Chiếu (A Sun)

Các nhân vật lún sâu trong bi kịch nhưng Dương Quang Phổ Chiếu (A Sun) vẫn mang cảm giác thư thái, yên bình của một bộ phim chữa lành.

Khi màu sắc chủ đạo chính là tinh thần của một phim điện ảnh

Khi màu sắc chủ đạo chính là tinh thần của một phim điện ảnh

Đôi khi một bộ phim tràn ngập sắc màu rực rỡ lại chóng quên hơn một bộ phim có một tông màu chủ đạo.

Nguồn tham khảo, ảnh: Taste of Cinema